Cập nhật 7h ca mắc Covid-19 ngày 19/7: Thế giới ghi nhận hơn 14,4 triệu người,trong đó đã có hơn 604.084 ca tử vong

Dịch COVID-19 ngày 19-7: Gần 260.000 ca nhiễm mới, Mỹ vẫn nhiều nhất

TTO – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận số ca COVID-19 mới cao kỷ lục trên toàn cầu trong ngày 18-7, với tổng cộng 259.848 ca. Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính.

Dịch COVID-19 ngày 19-7: Gần 260.000 ca nhiễm mới, Mỹ vẫn nhiều nhất - Ảnh 1.

Trước đấy một ngày, WHO hôm 17-7 ghi nhận 237.743 ca COVID-19 mới.

Ngoài ra, WHO cho biết số ca tử vong trên toàn cầu cũng tăng thêm 7.360 ca, lượt tăng trong ngày cao nhất kể từ ngày 10-5.

Theo tổ chức này, các quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 18-7 là Mỹ (71.484), Brazil (45.403), Ấn Độ (34.884) và Nam Phi (13.373).

Hôm 17-7, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 3 của thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), chỉ sau Mỹ và Brazil. Các chuyên gia dịch tễ học cho rằng Ấn Độ có thể vẫn cách đỉnh dịch nhiều tháng.

Số ca nhiễm của Brazil đã vượt mốc 2 triệu từ ngày 16-7, tăng gấp đôi chỉ sau một tháng và có thêm hơn 40.000 ca mỗi ngày.

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới với hơn 3,7 triệu ca, vẫn đang cố gắng kiềm hãm dịch bệnh ở cả cấp bang và địa phương nhưng chưa mấy thành công.

Bản tin sáng 19-7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam cho biết không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện Việt Nam chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính. Cả nước đang có hơn 12.700 người được cách ly phòng dịch.

Dịch COVID-19 ngày 19-7: Gần 260.000 ca nhiễm mới, Mỹ vẫn nhiều nhất - Ảnh 3.

4 triệu dân Barcelona được kêu gọi ở nhà

Ngày 18-7, chính quyền Tây Ban Nha đã kêu gọi 4 triệu dân tại thành phố Barcelona, thủ phủ của xứ Catalonia, ở nhà giữa bối cảnh số ca COVID-19 tại đây tăng vọt.

Tổng số bệnh nhân qua đời vì COVID-19 của Tây Ban Nha là 28.400. Quốc gia này là một trong những nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Tây Ban Nha đã xác định hơn 150 ổ dịch mới trên khắp đất nước.

Barcelona, một trong những thành phố thu hút nhiều du khách nhất châu Âu, đã quay trở lại lệnh phong tỏa. Chính quyền Catalonia đã kêu gọi gần 4 triệu dân Barcelona ở nhà và chỉ đi ra đường khi cần thiết, đồng thời cấm tụ tập trên 10 người và đóng của các địa điểm công cộng như rạp phim, nhà hát và quán rượu.

Theo Hãng tin AFP, số ca nhiễm tại thành phố này đã tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng một tuần. Bên cạnh Barcelona, ngày càng nhiều quốc gia và thành phố tái thiết lập các giới hạn để chống dịch COVID-19.

Mở trung tâm xét nghiệm tại “bãi biển” giữa lòng Paris

Người dân Paris đã bắt đầu kéo đến Paris Plages – chương trình thường niên nhằm biến một số đoạn sông Seine thành “bãi biển nghỉ mát” ở thủ đô Pháp. Nhưng năm nay, người dân Paris tập trung tại địa điểm mới của Paris Plages: các trung tâm xét nghiệm virus corona.

Số liệu cho thấy virus SARS-CoV-2 đã quay trở lại tại nhiều nơi trên khắp nước Pháp, trong đó bao gồm cả thủ đô Paris. Chính quyền nhiều địa phương đã thực hiện các chính sách xét nghiệm gắt gao nhằm ngăn dịch bệnh quay lại như giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5.

“Tại Paris Plages, người dân có thời gian rảnh và muốn biết bản thân có mắc bệnh hay không… Một số người cũng cần giấy chứng nhận để được lên máy bay và đi nghỉ mát”, bác sĩ Muriel Prudhomme giải thích với Hãng tin AFP trong bối cảnh nhiều trung tâm xét nghiệm tại Paris Plages đang hoạt động.

Đội ngũ y tế hiện chia ra thành 2 trung tâm xét nghiệm và sẽ hoạt động cho đến hết tháng 8. Những trung tâm này có khả năng thực hiện 150-200 xét nghiệm/ngày.

Dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người tại Pháp.

Israel giải tán biểu tình giữa dịch

Dịch COVID-19 ngày 19-7: Gần 260.000 ca nhiễm mới, Mỹ vẫn nhiều nhất - Ảnh 4.

Người biểu tình bao vây nhà của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 18-7 nhằm phản đối cách chính phủ nước này xử lý dịch bệnh – Ảnh: REUTERS

Cảnh sát Israel đã phải dùng vòi rồng giải tán người biểu tình xung quanh nhà của Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 18-7. Người biểu tình bao vây nhà của ông Netanyahu để phản đối cách chính phủ xử lý dịch COVID-19 và nghi án tham nhũng của ông.

Gần đây, người dân Israel đang vừa phải đối mặt với số ca nhiễm ngày một tăng, tỉ lệ thất nghiệp cao, trong khi nhiều giới hạn dịch bệnh đang được tái áp đặt.

Sự phẫn nộ của dân chúng đã tăng thêm vì nghi án tham nhũng của ông Netanyahu. Hồi tháng 5, Thủ tướng Israel bị cáo buộc hối lộ, lừa đảo và thiếu trách nhiệm. Ông đã bác bỏ hết những cáo buộc này.

Tại Jerusalem, hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài nhà của ông Netanyahu, yêu cầu chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tỉ lệ thất nghiệp tại đây hiện lên đến 21%.

Israel đã mở cửa lại trường học và nhiều doanh nghiệp từ tháng 5, đồng thời nới lỏng giới hạn sau khi phong tỏa bán phần từ tháng 3. Tuy nhiên, số ca COVID-19 tại quốc gia này đã tăng mạnh trong nhiều tháng gần đây.

Israel hiện có gần 50.000 ca COVID-19 và có khoảng 400 người đã tử vong vì dịch bệnh.